Uy lực Súng_chống_tăng_B41

Đạn PG-7 của súng có thể bắn xuyên tấm thép dày 280mm (theo cách tính của Liên Xô) hoặc 330mm (theo cách tính của Mỹ). Cho đến thập niên 1980 thì không một xe tăng nào của NATO có vỏ giáp chống lại được nó, kể cả các xe tăng hạng nặng. Ở thập niên 1960, loại xe tăng duy nhất có một vài điểm chống đỡ được B41 là các xe tăng hạng nặng IS-3 đến IS-10 của Liên Xô, sau này hậu duệ của chúng là xe tăng chiến đấu chủ lực T-64.

Các xe tăng phổ biến của Mỹ hiện nay như M1A1, M1A2 chỉ đỡ được đạn B41 thường PG-7V ở một vài điểm trên mặt trước (là nơi giáp dày nhất), chưa tính đến đạn hạng nặng 105mm PG-7VR[cần dẫn nguồn]. Còn hai sườn và phía sau thì thậm chí đạn B41 bị kích nổ sớm cũng làm thủng. Trước đây, Đức thiết kế cho Mỹ xe MBT-70 khá tốt, với các thiết bị bố trí khéo léo thành giáp hộp chống đỡ B-41 khá hiệu quả. Nhưng giá thành đắt và Mỹ thiết kế lại thành M1, thay giáp đúc bằng giáp hàn và bỏ các giáp hộp phụ đi. Phần chống đỡ B41 khá tốt của M1 là xích với giáp diềm dày 70mm. Tuy nhiên khi bị B41 bắn trúng xích, mặc dù xe không bị cháy ngay nhưng xích sẽ đứt, xe sẽ phải đứng yên và rất dễ bị bắn tiếp.

Leopard-2 các phiên bản A4 trở lên đều có các giáp hộp phía trước rất tốt, xe tăng T-72, T-80, T-90 còn được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) để vô hiệu hóa đạn B-41. Tuy nhiên, cũng còn nhiều điểm sơ hở mà B-41 có thể công phá, ví dụ hai sườn sau tháp pháo, sau xe...

Giáp hộp được thiết kế cho xe tăng Liên Xô từ T-64, nó cũng không dùng giáp hộp rỗng mà điền đầy khoảng trống bằng vật liệu composite đặc biệt, gồm nhựa và thép. Tuy nhiên, T-64 khá nhẹ. T-72 có các góc nghiêng tốt, giáp dày... và sau này lắp thêm các phương tiện khác như ERA, APS nên chống đỡ đạn B41 tốt. Kết quả được thể hiện rõ trong các chiến tranh Afghan và Chechnya, rất ít xe thế hệ T-72 hoặc T-80 cháy, kể cả khi quân Chechnya bắn cấp tập[cần dẫn nguồn]. Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, quân Nga thua rút lui, thiệt hại 62 xe tăng các loại, nhưng chỉ một chiếc T-80 có ERA bị bắn hỏng khi trúng liên tiếp nhiều quả đạn, làm bong hết ERA.

Để chống lại xe tăng hiện đại có trang bị ERA, B41 cũng có những phiên bản đạn hạng nặng 105mm tăng sức xuyên, nhưng bù lại tầm bắn hiệu quả tụt xuống do đạn nặng hơn.

Ở cự ly xa, đạn B-41 bị lệch gió khá lớn. Một nghiên cứu của Trung tâm Đào tạo và Học thuyết chỉ huy quân sự của Quân đội Mĩ (TRADOC) vào năm 1975 đã cho thấy, ở cự li 500m và có gió thổi ngang, khi bắn vào một bảng có kích thước 2,28 x 4,57 m bằng súng RPG-7 có xác suất trúng chỉ khoảng 4%, ở cự ly 200 mét thì xác suất trúng đích là 49%.[3] Do đó, để đảm bảo xác suất trúng đích cao thì xạ thủ cần có kinh nghiệm đoán độ lệch gió hoặc tiếp cận càng gần mục tiêu càng tốt.